Hôm nay, tu nghị bắt đầu ngày làm việc thứ 3 với phần trình bày của cha bề trên miền, Frederic Rossignol Trần Sĩ Hòa, về ban quản trị, ban điều hành của miền Dòng nói chung và của các cộng đoàn nhỏ nói riêng. Trong bài thuyết trình, cha bề trên nhấn mạnh các khía cạnh khác nhau về việc quản trị của miền Dòng và các cộng đoàn nhỏ. Việc quản trị ở bậc miền Dòng và bậc cộng đoàn đều cần phải đi theo một khuân mẫu chung nhưng cũng có thể linh hoạt tùy theo hoàn cảnh của mỗi cộng đoàn. Không quá dễ dãi nhưng cũng không quá nghiêm khắc và cứng nhắc. Ngài cũng trình bày về mối tương quan giữa các cộng đoàn trong miền, giữa cộng đoàn hai nước, giữa miền với UCAO và với ban quản trị Tổng quyền.
Kế đến, ngài cũng trình bày cho các tham dự viên về vai trò của vị bề trên và việc bầu chọn ban cố vấn cho bề trên. Dự trên tu luật của Hội dòng, ngài chỉ ra các quy định và điều lệ liên quan đến việc bầu chọn bề trên và hội đồng cố vấn. Tiếp đó, ngài cũng đưa ra các đề xuất, kiến nghị cho việc bầu chọn ban cố vấn dự trên tu luật. Thêm vào đó, Cha Philip, đại diện tổng quyền, giải thích rõ hơn về việc bầu chọn bề trên miền và ban cố vấn. Ngài chỉ rõ 2 phương pháp bầu chọn bề trên miền hoặc tỉnh dòng: (1) dự trên kết quả phiếu bầu chọn trực tiếp của các thành viên tham dự tu nghị hoặc cuộc họp chung để bầu chọn bề trên và (2) dựa trên việc tham hỏi ý kiến tất cả các thành viện thuộc miền Dòng hiện đang làm việc trong và ngoài nước. Và quyết định cuối cùng thuộc về Bề trên tổng quyền và ban cố vấn. Bề trên Tổng quyền có thể chấp thuận hoặc đồng ý với việc bầu chọn của các thành viên trong miền Dòng.
Tiếp đến, cha Bề trên đề xuất kế hoạch nâng bậc miền dòng lên tỉnh dòng, và hội đồng tỉnh dòng gồm Bề trên giám tỉnh, hai cố vấn viên từ Việt Nam và một người từ Ấn Độ, và một quản lý (thủ quỹ). Sau khi các nhóm thảo luận, tham dự viên đã đưa ra quan điểm của mình. Theo quan điểm đến từ các nhóm thì 2/3 tham dự viên đồng ý đề xuất nâng miền Dòng lên bậc tỉnh dòng. Bên cạnh đó, các nhóm cũng đồng ý với việc bầu chọn ra ban cố vấn theo đề xuất của cha bề trên miền. Tu nghị kết thúc buổi học sáng nay bằng việc bỏ phiếu bầu chọn ra 3 vị cố vấn cho cha bề trên miền Dòng và buổi họp tạm ngưng mà chưa tìm ra được kết quả phiếu bầu vì thời gian đã điểm giờ nghỉ trưa.
Chiều đến, tu nghị tiếp tục với các chương trình khác, chuyển việc bầu cử vào cuối buổi chiều. Nội dung khởi đầu trong buổi họp chiều nay là phần trình bày của thầy phó tế Giuse Vũ Tài Tiệp về những trải nghiệm khó quên trong thời gian đào tạo của một số anh em thuộc cộng đoàn Việt Nam, hiện đang học thần học tại Philippines và mục vụ tại nước ngoài. Thầy cũng đại diện anh em nói lên được những thao thức qua những kinh nghiệm của mình trong suốt chẳng đường đào tạo, những ích lợi, niềm vui, và những khó khăn mà anh em đã, đang và sẽ còn phải đối mặt trong giai đoạn đào tạo.
Kế đến, đại điện từ ban đào tạo, cha Patrick Palmer (Bề trên cộng đoàn thần học tại Philippines) trình bày với tu nghị về những yếu tố mà một nhà đào tạo cần có. Khiêm tốn là đức tính đầu tiên mà một nhà thụ huấn cần có, theo lời của cha Pat. Thêm vào đó, nhà đào tạo cần học cách thích ứng với các môi trường đào tạo khác nhau. Thâm chí, nhà đào tạo trước hết cần phải tự đào tạo chính bản thân mình qua việc học hỏi và thích ứng với văn hóa của đất nước, châu lục, nơi mà họ được sai đến đến làm việc. Họ cũng cần phải làm chủ cảm xúc của mình trong các mối tương quan với người được thụ huấn và những người khác trong ban đào tạo. Họ cũng cần có tầm nhìn về việc định hướng cho những người được thụ huấn đến một sự tự do, tự lập trưởng thành hơn, ý thức hơn về ơn gọi của riêng họ. Ngài cũng nhấn mạnh rằng, giai đoạn đầu đời tu (đệ tử viện, thỉnh viện và tập viện) đóng vai trò rất quan trọng trong suốt quả quãng đường đạo tạo nên một tu sĩ trưởng thành. Đây là giai đoạn giúp cho ứng sinh phân định được ơn gọi của mình một cách rõ ràng hơn và đồng thời giúp cho ứng sinh trưởng thành hơn trong nhận định đó. Cuối cùng, cha Patrick nhắn nhủ với các nhà đào tạo của miền Dòng một điểm quan trọng rằng, Chúa Thánh Thần mới là đấng hướng dẫn họ trông sứ vụ đào tạo ứng sinh, họ chỉ là nhưng người đầy tớ thực thi công việc của Chúa.
Phần trình bày tiếp theo trong buổi chiều nay về tình trạng ơn gọi của miền dòng, cụ thể tại hai cộng đoàn Việt Nam và Ấn Độ của hai cha giám đốc ơn gọi từ hai quốc gia. Qua phần trình bày về thực trạng của ơn gọi của mình Dòng nói riêng và của giáo hội tại 2 quốc gia này nói chung, thì ơn gọi của Hội dòng cũng như các Dòng khác đang giảm mạnh khi mà nhiều bạn trẻ không còn mấy mặn mà với ơn gọi thánh hiến. So sánh 2 báo cáo của 2 cha giám đốc ơn gọi, chúng tôi nhận thấy rằng ơn gọi của Ấn Độ vẫn còn quá ít so với con số mà Việt Nam có được. Điều đó cũng đặt câu hỏi cho Ấn Độ về việc xúc tiến việc quảng bá và tìm kiếm ơn gọi cho Hội dòng với nhiều hình thức khác nhau, cách mà cộng đoàn Việt Nam đang thực hiện: Mạng internet, phát tờ rơi, đi về các giáo xứ để quảng bá ơn gọi, nhờ các tu sĩ bạn, người quen giới thiệu về nhà Dòng.
Kết thúc buổi họp chiều nay, vị điều phối tu nghị tóm lược lại các đề xuất mà tu nghị đưa ra trong suốt ba ngày làm việc và các đề xuất mà tu luật Hội dòng đưa ra để tu nghị quyết định trong đợt tu nghị đầu tiên của miền Dòng. Và cuối cùng là phần bỏ phiếu bầu chọn 3 vị vào ban cố vấn miền dòng. Kết quả của cuộc bỏ phiếu đã có. Ban cố vấn bao gồm: Cha Giuse Nguyễn Thiện Lãm, Cha Michael Savariraj, Giuse Nguyễn Văn Thơ. Congratulations!!!
Lm. Giuse Nguyễn Văn Định, CSSp.
(Ban truyền thông tu nghị)