TĨNH TÂM MÙA CHAY 2024 – VATICAN NEWS TIẾNG VIỆT
Chủ Đề: HOÁN CẢI VÀ TIN VÀO TIN MỪNG – Hướng dẫn: Lm. Giuse Cao Gia An, SJ
Bài 1 – Từ văn hoá Việt Nam tới văn hoá Tin Mừng
Bài 2 – Hoán cải từ những nỗi sợ
Bài 3 – Hoán cải từ những tổn thương
Bài 4 – Hoán cải từ những mặc cảm
Bài 5 – Hoán cải từ bệnh đố kỵ ganh ghét
Bài 6 – Hoán cải từ não trạng cục bộ
Bài 7 – Hoán cải từ não trạng thời vụ
Bài 8 – Hoán cải từ văn hoá hoành tráng
Bài 9 – Hoán cải và hoà giải
Đức Giáo Hoàng (ĐGH) Phanxicô tại buổi tiếp kiến chung ở Quảng trường Thánh Phêrô, ngày 05.10. 2016. (Hình: Daniel Ibanez/CNA)
ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ: HÀNH TRÌNH 11 NĂM GIÁO HOÀNG
CNA Staff
WHĐ (14.03.2024) – Ngày 13.03.2024 đánh dấu 11 năm ngày Đức Thánh Cha Phanxicô được bầu chọn làm người kế vị thứ 266 của Thánh Phêrô. Dưới đây là một số sự kiện nổi bật trong triều đại giáo hoàng của ngài:
2013
Ngày 13.03: Khoảng 2 tuần sau khi Đức Bênêđíctô XVI từ nhiệm, Hồng y Jorge Bergoglio được bầu chọn làm giáo hoàng. Từ ban công trung tâm của Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, vị Tân giáo hoàng với danh hiệu Phanxicô, để vinh danh Thánh Phanxicô Assisi, cất lên những lời đầu tiên: “Chúng ta hãy bắt đầu cuộc hành trình này, với tư cách giám mục và đoàn dân, cuộc hành trình của Giáo hội Rôma, vốn chịu trách nhiệm trong đức ái về tất cả các Giáo hội, một hành trình của tình huynh đệ trong tình yêu, của sự tin tưởng lẫn nhau. Chúng ta hãy luôn cầu nguyện cho nhau”.
Ngày 14.03: Một ngày sau khi khởi sự triều đại giáo hoàng, Đức Phanxicô trở lại khách sạn để đích thân thanh toán hóa đơn khách sạn và thu dọn hành lý.
Ngày mồng 08.07: Đức Phanxicô đến thăm đảo Lampedusa của Ý và gặp gỡ một nhóm 50 người di cư, hầu hết là thanh niên đến từ Somalia và Eritrea. Hòn đảo cách bờ biển Tunisia hơn 300 km này là điểm nhập cảnh phổ biến của những người di cư từ các khu vực châu Phi và Trung Đông để vào châu Âu. Đây là chuyến tông du đầu tiên của ngài bên ngoài Rôma và tạo tiền đề cho việc tiếp cận các vùng ngoại biên, sẽ trở thành một trọng tâm đầy ý nghĩa.
ĐGH Phanxicô tại buổi tiếp kiến chung thứ Tư tại Quảng trường Thánh Phêrô, vào ngày 02.10.2013. (Hình: Elise Harris/CNA).
Ngày 23 – 28.07: Đức Phanxicô đến Rio de Janeiro, Brazil, để cử hành Ngày Giới trẻ Thế giới 2013, một sự kiện thu hút hơn 3 triệu người từ khắp nơi trên thế giới tham dự.
Ngày 24.11: Đức Phanxicô ban hành Tông huấn đầu tiên của ngài, Evangelii Gaudium (Niềm vui Tin Mừng). Tài liệu minh họa tầm nhìn của Đức Thánh Cha về cách tiếp cận việc loan báo Tin Mừng trong thế giới hiện đại.
2014
Ngày 22.02: Đức Phanxicô triệu tập công nghị đầu tiên để tấn phong 19 Tân Hồng y, trong đó có những vị đến từ các quốc gia thuộc thế giới đang phát triển mà trước đây chưa từng có đại diện trong Hồng y đoàn, chẳng hạn như Haiti.
Ngày 22.03: Đức Phanxicô thành lập Ủy ban Giáo hoàng về Bảo vệ Trẻ vị thành niên. Ủy ban hoạt động để bảo vệ phẩm giá của trẻ vị thành niên và người lớn dễ bị tổn thương, chẳng hạn như nạn nhân của lạm dụng tình dục.
ĐGH Phanxicô chào đón những người hành hương trong buổi tiếp kiến chung vào ngày 29.11.2014 (Hình Bohumil Petrik/CNA).
Ngày mồng 05.10: Khai mạc Thượng Hội đồng về Gia đình. Các giám mục thảo luận về nhiều mối quan tâm khác nhau, chẳng hạn như: cha, mẹ đơn thân, việc sống thử, việc nhận con nuôi của những cặp đồng tính, và hôn nhân khác đạo, …
2015
Ngày 18.01: Để kết thúc chuyến tông du Châu Á, Đức Phanxicô cử hành Thánh lễ tại Manila, Philippines. Bất kể mưa lớn, số người tham dự Thánh lễ đạt mức kỷ lục với khoảng 6 – 7 triệu người.
Ngày 23.03: Đức Phanxicô đến thăm Naples, Ý, để thể hiện cam kết của Giáo hội trong việc giúp đỡ cuộc chiến chống tham nhũng và tội phạm có tổ chức trong thành phố.
Ngày 24.05: Nhằm nhấn mạnh sứ mạng của Giáo hội trong việc chống lại hiện tượng nóng lên toàn cầu, Đức Phanxicô ban hành Thông điệp Laudato Si’, trong đó kêu gọi mọi người quan tâm chăm sóc môi trường và khuyến khích hành động chính trị để giải quyết các vấn đề về khí hậu.
ĐGH Phanxicô tại buổi tiếp kiến chung thứ Tư tại Quảng trường Thánh Phêrô, vào ngày 17.06.2015. (Hình: Bohumil Petrik).
Ngày 19 – 22.09: Đức Phanxicô đến thăm đảo quốc Cuba và gặp gỡ chủ tích Raul Castro. Trong bài giảng, ngài đề cập đến phẩm giá của con người: “Trở thành một Kitô hữu đòi hỏi phải đề cao phẩm giá của anh chị em chúng ta, chiến đấu cho phẩm giá đó, và sống cho phẩm giá đó”.
Ngày 22 – 27.09: Sau khi dời Cuba, Đức Phanxicô thực hiện chuyến tông du đầu tiên của ngài tới Hoa Kỳ. Tại Washington, D.C., trong bài diễn văn tại một phiên họp khoáng đại của Quốc hội, ngài kêu gọi các nhà lập pháp nỗ lực thúc đẩy công ích chung; Sau đó, Đức Thánh Cha chủ sự lễ Phong Thánh cho Chân phước Junípero Serra, một nhà thừa sai dòng Phanxicô. Đức Thánh Cha cũng tham dự Đại hội Gia đình Thế giới ở Philadelphia, tập trung vào việc tôn vinh món quà gia đình.
ĐGH Phanxicô đọc bài diễn văn trước Quốc hội Hoa Kỳ tại Washington, D.C. vào ngày 24.09.2015 (Hình: L’Osservatore Romano).
Ngày mồng 04.10: Đức Phanxicô khai mạc Thượng hội đồng thứ hai về Gia đình để thảo luận về các vấn đề trong gia đình hiện đại, cụ thể như: cha mẹ đơn thân, việc sống thử, nghèo đói, và lạm dụng.
Ngày 18.10: Đức Phanxicô phong thánh cho cặp vợ chồng đầu tiên được phong thánh cùng nhau, đó là ông Louis Martin và bà Marie-Azélie “Zelie” Guérin. Hai ông bà là cha mẹ của 5 nữ tu, trong đó có Thánh Têrêsa Lisieux.
Ngày mồng 08.12: Đức Phanxicô khai mở Năm Thánh Lòng Thương Xót, mục đích tập trung vào lòng thương xót, sự tha thứ của Thiên Chúa và sự cứu chuộc con người khỏi tội lỗi. Đức Thánh Cha ủy quyền cho một số linh mục trong mỗi giáo phận làm Thừa sai của Lòng Thương Xót, có thẩm quyền tha các tội thường dành cho Tòa Thánh.
2016
Ngày 19.03: Đức Phanxicô ban hành Tông huấn Amoris Laetitia, thảo luận về nhiều vấn đề khác nhau mà gia đình hiện đại đang phải đối diện dựa trên các cuộc thảo luận từ 2 Thượng Hội đồng về gia đình.
Ngày 16.04: Sau khi chuyến viếng thăm những người tị nạn trên đảo Lesbos của Hy Lạp, Đức Phanxicô đã đưa 3 gia đình tị nạn Hồi giáo lên chuyến bay cùng ngài trở về Roma.
ĐGH Phanxicô tại buổi tiếp kiến chung thứ Tư tại Quảng trường Thánh Phêrô, vào ngày 24.02.2016. (Hình: Daniel Ibanez/CNA).
Ngày 26 – 31.07: Đức Phanxicô thăm Krakow, Ba Lan, như một phần của việc cử hành Ngày Giới trẻ Thế giới 2016, quy tụ khoảng 3 triệu người trẻ Công giáo đến từ khắp nơi trên thế giới.
Ngày mồng 04.09: Đức Phanxicô phong thánh cho Mẹ Têrêsa Calcutta, nguyên là một nữ tu đến từ Albania, đã cống hiến trọn cuộc đời mình cho việc truyền giáo và bác ái, chủ yếu ở Ấn Độ.
Ngày 30-9 – 02.10: Đức Phanxicô thực hiện chuyến tông du thứ 16 ngoài Rôma thăm Georgia và Azerbaijan. Chuyến đi tập trung vào mối tương quan giữa Công giáo với các tín hữu Chính thống giáo và tín đồ Hồi giáo.
Ngày mồng 04.10: Đức Phanxicô bất ngờ thăm Amatrice, Ý, để cầu nguyện cho các nạn nhân của trận động đất ở miền trung nước Ý khiến gần 300 người thiệt mạng.
2017
Ngày 12-13.05: Trong một chuyến tông du khác, Đức Phanxicô đã tới Fatima, Bồ Đào Nha, để viếng thăm Đền thờ Đức Mẹ Fatima. Ngày 13.05, kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra lần đầu tiên với 3 trẻ Jacinta, Phanxicô và Lucia tại đây.
Ngày 11.07: Đức Phanxicô bổ sung thêm một phạm trù khác của đời sống Kitô hữu thích hợp để cân nhắc cho việc phong thánh: đó là “hy sinh mạng sống”. Khác với tử đạo, vốn chỉ những người bị giết vì đức tin, phạm trù mới này áp dụng cho những người bị chết do dâng hiến mạng sống mình cho Thiên Chúa và tha nhân.
ĐGH Phanxicô chào đón một người tham gia Ngày Thế giới Người nghèo tại Roma, ngày 16.11.2017 (Hình: L’Osservatore Romano).
Ngày 19.11: Nhân Ngày Thế giới Người nghèo lần thứ I, Đức Phanxicô dùng bữa trưa với khoảng 4.000 người nghèo và người gặp khó khăn tại Roma.
Ngày 27.11-02.12: Trong một chuyến tông du khác đến Châu Á, Đức Phanxicô đến Myanmar và Bangladesh. Ngài đến thăm một số địa danh và gặp gỡ các quan chức chính phủ, giáo sĩ Công giáo và các tu sĩ Phật giáo. Đức Thánh Cha cũng rao giảng Tin Mừng và thúc đẩy hòa bình trong khu vực.
2018
Ngày 15 – 21. 01: Đức Phanxicô thực hiện chuyến tông du đến Chile và Peru thuộc Châu Mỹ Latinh. Ngài gặp gỡ các quan chức chính phủ và các thành viên hàng giáo sĩ đồng thời kêu gọi các tín hữu tiếp tục gần gũi với hàng giáo sĩ và bác bỏ chủ nghĩa thế tục.
Ngày mồng 02.08: Vatican chính thức sửa đổi số 2267 của Sách Giáo lý Giáo hội Công giáo, liên quan đến án tử hình. Văn bản trước đó cho rằng hình phạt tử hình có thể được cho phép trong một số trường hợp nhất định, nhưng bản sửa đổi nêu rõ rằng hình phạt tử hình là “không thể được chấp nhận”.
Ngày 25 – 26.08: Đức Phanxicô viếng thăm Dublin, Ireland, để tham dự Đại hội Thế giới các Gia đình có Chủ đề là “Tin Mừng của gia đình: niềm vui cho thế giới”.
ĐGH Phanxicô tại Đại hội Gia đình Thế giới năm 2018 tại Ireland. (Hình: Daniel Ibanez/CNA).
Ngày mồng 03 – 28.10: Tiến hành Thượng Hội đồng về Giới trẻ, Đức tin và Phân định Ơn gọi. Thượng Hội đồng tập trung vào những thực hành tốt nhất để dạy đức tin cho người trẻ và giúp họ nhận ra ý muốn của Thiên Chúa.
2019
Ngày 22 – 27.01: Ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ ba trong triều đại giáo hoàng của Đức Phanxicô diễn ra trong 6 ngày này tại Thành phố Panama, Panama. Sự kiện quy tụ khoảng 3 triệu người trẻ Công giáo từ khắp nơi trên thế giới đến tham dự.
Ngày mồng 04.02: Tại Abu Dhabi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Đức Phanxicô ký một Tuyên ngôn chung với Đại Sheikh Ahmed el-Tayeb của Al-Azhar. Có tựa đề: “Tuyên ngôn về tinh thần huynh đệ nhân loại vì hòa bình thế giới và sự sống chung”, văn kiện tập trung vào việc mọi người thuộc các tín ngưỡng khác nhau cùng hiệp nhất để chung sống hòa bình và thúc đẩy nền văn hóa tôn trọng lẫn nhau.
ĐGH Phanxicô và Đại giáo trưởng Ahmed el-Tayeb của al-Azhar, ký tuyên ngôn chung về tình huynh đệ nhân loại trong cuộc họp liên tôn tại Abu Dhabi, UAE, ngày 04.02.2019. (Hình: Vatican Media).
Ngày 21 – 24.02: Cuộc họp về Bảo vệ Trẻ vị thành niên trong Giáo hội, được gọi là Hội nghị về Lạm dụng tình dục, diễn ra tại Vatican. Cuộc họp tập trung vào các vụ bê bối lạm dụng tình dục trong Giáo hội và nhấn mạnh đến trách nhiệm, trách nhiệm giải trình, và tính minh bạch.
Ngày mồng 06 – 27.10: Tiến hành Thượng Hội đồng Giám mục cho khu vực Pan-Amazon, nhằm mục đích trình bày những cách thức mà Giáo hội có thể truyền giáo tốt hơn cho khu vực Amazon.
Ngày 13.10: Đức Phanxicô phong thánh cho Chân phước John Henry Newman, một tín hữu Anh giáo chuyển sang Công giáo và là một Hồng y. Các tác phẩm của thánh nhân đã truyền cảm hứng cho các hiệp hội sinh viên Công giáo tại các trường cao đẳng và đại học ở Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác.
2020
Ngày 15.03: Đức Phanxicô đi bộ như một người hành hương từ Đền thờ Đức Bà Cả đến nhà thờ Thánh Marcello, nơi có Thánh Giá làm phép lạ và cầu nguyện cho đại dịch COVID-19 chấm dứt. Cây Thánh giá này từng được cung nghinh qua khắp các đường phố của Roma trong trận dịch hạch năm 1522.
Ngày 27.03: Đức Phanxicô ban phép lành “Urbi et Orbi” ngoại thường tại Quảng trường Thánh Phêrô vắng lặng và mưa tầm tã, cầu nguyện cho thế giới trong đại dịch COVID-19.
ĐGH Phanxicô tôn kính cây Thánh Giá làm phép lạ tại Quảng trường Thánh Phêrô trong buổi ban phép lành Urbi et Orbi, ngày 27.03.2020. (Hình: Vatican Media).
2021
Ngày mồng 05 – 08.03: Trong chuyến tông du đầu tiên kể từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19, Đức Phanxicô trở thành vị giáo hoàng đầu tiên đến thăm Iraq. Trong dịp này, ngài đã ký một Tuyên bố chung với Đại Ayatollah Ali al-Sistani lên án chủ nghĩa cực đoan và thúc đẩy hòa bình.
Ngày mồng 04.07: Đức Phanxicô trải qua cuộc phẫu thuật ruột kết vì viêm túi thừa, và ngài được xuất viện sau 10 ngày.
Ngày 16.07: Đức Phanxicô ban hành Tông thư dưới dạng Tự sắc Traditionis Custodes, trong đó đặt những hạn chế đối với việc cử hành Thánh lễ Latinh truyền thống.
Ngày mồng 02 – 06.12: Đức Phanxicô viếng thăm Cyprus và Hy Lạp. Đồng thời, ngài cũng tới đảo Lesbos của Hy Lạp để gặp gỡ những người di cư.
ĐGH Phanxicô chào đón Thương phụ Ieronymos II tại Athens, Hy Lạp vào ngày 05.12.2021. (Hình: Vatican Media)
2022
Ngày 11.01: Là người có niềm yêu thích âm nhạc cổ điển, Đức Phanxicô bất ngờ tới một cửa hàng băng đĩa có tên là StereoSound ở Roma, đồng thời ngài cũng đã chúc lành cho cửa hàng mới được tân trang này.
Ngày 19.03: Đức Phanxicô ban hành Tông hiến Praedicate Evangelium, nhằm cải tổ Giáo triều Rôma. Các cuộc cải cách nhấn mạnh đến việc Phúc âm hoá và tạo nhiều cơ hội cho giáo dân trong việc nắm giữ những vị trí lãnh đạo hơn.
Ngày mồng 05.05: Vì bị vấn đề về đầu gối trong nhiều tháng, lần đầu tiên công chúng nhìn thấy Đức Phanxicô ngồi trên xe, từ nay, ngài bắt đầu sử dụng xe lăn thường xuyên hơn.
ĐGH Phanxicô chào đám đông trên xe lăn vào cuối buổi tiếp kiến chung vào ngày 03.08.2022. (Hình: Daniel Ibanez/CNA)
Ngày 24 – 30.07: Trong chuyến tông du lần đầu tiên tới Canada, Đức Phanxicô chính thức xin lỗi vì cách đối xử khắc nghiệt đối với người Canada bản địa.
2023
Ngày 31.01- 05.02: Đức Phanxicô tông du Cộng hòa Dân chủ Congo và Nam Sudan. Trong dịp này, ngài lên án bạo lực chính trị ở hai nước này và thúc đẩy hòa bình. Đức Thánh Cha cũng tham dự buổi cầu nguyện đại kết với Tổng giám mục Anh giáo, Justin Welby, của giáo phận Canterbury và Mục sư Iain Greenshields, người điều hành Đại hội đồng của Giáo hội Scotland.
ĐGH Phanxicô chào đón một cậu bé trong Thánh lễ tại Juba, Nam Sudan vào ngày 05.02.2023. (Hình: Vatican Media)
Ngày 29.03 – 01.04: Đức Phanxicô nhập viện vì nhiễm trùng đường hô hấp. Trong thời gian lưu trú tại Bệnh viện Gemelli, ngài đến thăm khoa ung thư nhi và rửa tội cho một em bé sơ sinh.
Ngày 28-30.04: Đức Phanxicô tông du Hungary, nhân dịp này, ngài đã gặp gỡ các quan chức chính phủ, các thành viên xã hội dân sự, giám mục, linh mục, chủng sinh, tu sĩ Dòng Tên, nam nữ tu sĩ và nhân viên mục vụ. Đức Thánh Cha cử hành Thánh lễ vào ngày cuối cùng của chuyến đi tại Quảng trường Kossuth Lajos.
ĐGH Phanxicô đứng phía trên bàn thờ được dựng bên ngoài Tòa nhà Quốc hội tại Quảng trường Kossuth Lajos của Budapest trong Thánh lễ ngoài trời vào ngày 30.04.2023. (Hình: Vatican Media)
Ngày 15.06: Đức Phanxicô xuất viện sau ca phẫu thuật vùng bụng hôm 07.06 thành công.
Ngày mồng 02 – 06.08: Đức Phanxicô đến Lisbon, Bồ Đào Nha để cử hành Đại hội Giới trẻ Thế giới năm 2023. Trong dịp này, ngài gặp gỡ các nhà lãnh đạo Giáo hội và dân sự trước khi chủ sự Thánh lễ khai mạc Đại hội và Chặng Đàng Thánh Giá. Vào ngày mồng 05, Đức Thánh Cha viếng thăm Đền thờ Đức Mẹ Fátima, và lần hạt Mân côi với những người trẻ khuyết tật. Sáng Chúa nhật, ngày mồng 06, Đức Thánh Cha cử hành Thánh lễ bế mạc Đại hội, trong đó ngài lặp lại lời của Thánh Gioan Phaolô II, vị sáng lập Ngày Giới trẻ Thế giới, mời gọi 1,5 triệu người trẻ hiện diện “Đừng sợ”.
ĐGH Phanxicô vẫy tay chào đám đông khoảng 1,5 triệu người tham dự Thánh lễ bế mạc Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 tại Lisbon, Bồ Đào Nha vào ngày 06.08.2023. (Hình: Vatican Media)
Ngày 31.08 – 04.09 4: Đức Phanxicô là vị giáo hoàng đầu tiên tông du Mông Cổ, một quốc gia có mật độ dân cư thưa nhất thế giới, với dân số hơn 3 triệu người và khoảng 1.300 tín hữu Công giáo.
ĐGH Phanxicô gặp gỡ các linh mục và tu sĩ Mông Cổ tại Nhà thờ Hai Thánh Thánh Phêrô và Phaolô vào ngày 02.0 9.2023. (Hình: Vatican Media)
Ngày 22 – 23.09: Trong chuyến tông du hai ngày tới Marseille, Pháp quốc, Đức Phanxicô gặp gỡ các nhà lãnh đạo dân sự và tôn giáo địa phương. Đồng thời, ngài bế mạc Cuộc họp Địa Trung Hải về vấn đề di cư, quy tụ khoảng 120 bạn trẻ thuộc nhiều tín ngưỡng khác nhau với các giám mục đến từ 30 quốc gia.
ĐGH Phanxicô mặc niệm tại đài tưởng niệm dành riêng cho các thủy thủ và người di cư bị mất tích trên biển trong chuyến thăm 2 ngày tới Marseille, Pháp, ngày 22.09.2023. (Hình: Daniel Ibañez/CNA)
Ngày 04 – 29.10: Tiến hành Khoá họp thứ nhất của Thượng hội đồng về hiệp hành. Do Đức Phanxicô khai mạc vào năm 2021, Thượng hội đồng về hiệp hành nhằm tăng cường sự hiệp thông, tham gia và sứ vụ của Giáo hội. Đức Phanxicô cử hành Thánh lễ bế mạc Khoá họp thứ nhất Thượng hội đồng tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô vào ngày 29.10. Khoá họp thứ hai của Thượng hội đồng sẽ diễn ra tại Vatican vào tháng 10.2024.
ĐGH Phanxicô tại Thánh lễ bế mạc Khoá họp thứ nhất Thượng hội đồng tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô vào ngày 29.10.2023. (Hình: Vatican Media)
Ngày 25.11: Đức Phanxicô thực hiện một số xét nghiệm về sức khoẻ, nên dù vẫn tham gia các hoạt động theo lịch trình nhưng ngài đã phải hủy chuyến đi Dubai dự kiến từ ngày mồng 01 – 03.12 để tham dự hội nghị về khí hậu COP28.
2024
Ngày 11.02: Đức Phanxicô phong thánh cho María Antonia, đồng hương Argentina, với sự tham dự của tổng thống Javier Milei. Từ khi trở thành giáo hoàng, Đức Phanxicô chưa trở về quê hương lần nào. Tuy thế, Đức Thánh Cha cho biết ngài muốn về thăm Argentina vào nửa cuối năm nay.
ĐGH Phanxicô gặp Tổng thống Argentina, Javier Milei, trong buổi tiếp kiến riêng vào ngày 12.02.2024, tại Vatican. (Hình: Vatican Media)
Ngày 02.03: Mặc dù vẫn còn bị viêm phế quản, và cần người đại diện đọc các bài diễn văn, Đức Phanxicô vẫn chủ sự lễ khai mạc Năm Tư pháp lần thứ 95 của Toà án Quốc gia thành Vatican và vẫn duy trì đầy đủ lịch trình làm việc.
Ngày 13.03: Đức Phanxicô kỷ niệm 11 năm triều đại Giáo hoàng.
***
Với cái nhìn thoáng qua, về một số sự kiện trong hành trình 11 năm giáo hoàng của Đức Phanxicô, chúng ta chung tâm tình để: Tạ ơn Chúa với ngài và cầu nguyện cho ngài.
– Tạ ơn Chúa với Đức Thánh Cha Phanxicô vì hành trình cuộc đời 87 năm hồng ân, vì hành trình mục tử Giáo hội hoàn vũ 11 năm nhiệt tâm với 44 chuyến tông du quốc tế tới khoảng 60 quốc gia!
– Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Phanxicô, xin Chúa tiếp tục ban Thánh Thần để đồng hành, nâng đỡ, và hướng dẫn ngài trong mọi khoảnh khắc, trong từng cảnh huống, để ngài luôn là vị mục tử thánh thiện, khôn ngoan, và nhân từ mà đàn chiên Giáo hội cần, con người ngày nay cần, và Thiên Chúa mong ước.
Nt. Anna Ngọc Diệp, OP
Dòng Đa Minh Thánh Tâm
Lược dịch từ: catholicnewsagency.com (13. 03. 2024)
180 Nguyễn Đình Chiểu – Quận 3
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Đt: (84.28) 3930 3828
Email: tgmsaigon@gmail.com
MÙA CHAY VÀ PHỤC SINH 2024
“Xuyên qua sa mạc, Thiên Chúa dẫn ta tới tự do”
Tết năm nay, chúng ta vẫn phải gánh chịu những hậu quả của đại dịch Covid-19 và chiến tranh tại nhiều nơi trên thế giới. Công ty không có đơn đặt hàng, nhiều người thất nghiệp, sản phẩm hàng hoá ít người mua. Mặc dù trong năm qua đã có nhiều thành tựu về kinh tế xã hội, nhưng nhiều gia đình vẫn gặp khó khăn thiếu thốn, thậm chí không có Tết. Ngoài ra còn có muôn vàn đau khổ trong cuộc sống cá nhân và gia đình.
Bước vào năm mới, anh chị em hãy tin tưởng vào tình thương và quyền năng của Chúa. “Hãy nắm giữ niềm hy vọng dành cho chúng ta” (Dt 6,18). Với tất cả nỗ lực của con người, cùng với lời cầu nguyện và lòng cậy trông vào Chúa, chúng ta hy vọng trong năm mới này, dân tộc Việt Nam sẽ bình an và phát triển, không phải chỉ về kinh tế, mà còn về văn hoá, đạo đức, tình yêu thương và liên đới. Giá trị của con người không tuỳ thuộc vào sở hữu nhiều của cải, nhưng tuỳ ở tư cách đạo đức và nếp sống văn hoá, tuỳ ở tấm lòng yêu thương tha nhân thế nào.
2. Sau những ngày Tết, Hội Thánh bước vào Mùa Chay để chuẩn bị mừng đại lễ Phục sinh. Dựa theo sứ điệp Mùa Chay 2024 của Đức Thánh Cha Phanxicô: “Xuyên qua sa mạc, Thiên Chúa dẫn ta tới tự do”, xin đề nghị anh chị em suy gẫm và thực hành mấy điểm sau đây:
a. Thiên Chúa tạo dựng con người không phải để sống kiếp nô lệ, nhưng để làm con cái tự do, để tham dự vào sự sống thần linh của Ngài. Mùa Chay chỉ là giai đoạn chuẩn bị hướng tới mầu nhiệm Phục sinh. Nhờ bí tích Rửa tội, chúng ta được thông phần vào sự chết và sống lại của Đức Kitô để sống đời sống mới. Cũng như dân Do Thái khi xưa, nhiều lúc chúng ta an phận với cuộc sống nô lệ tù túng trong cõi đời này chứ không muốn được giải phóng để vươn lên tới tầm cao của Thiên Chúa. Không, chúng ta chu toàn sứ mạng trong thế giới này để nhắm tới một cuộc sống cao hơn, tự do hơn, sung mãn hơn.
b. “Mùa Chay là mùa hoán cải, mùa tự do”. Như dân Do Thái ngày xưa, chúng ta cũng cần để cho “Thiên Chúa uốn nắn để bỏ lại phía sau tình cảnh nô lệ của mình và kinh nghiệm một cuộc Vượt Qua từ sự chết đến sự sống”. Chúng ta cần phải chiến đấu với các loại ngẫu tượng: “muốn là người toàn năng, được mọi người ngưỡng mộ, thống trị người khác; hoặc có thể chúng ta bám chặt vào tiền bạc, vào những dự án, những ý tưởng hay mục tiêu nào đó, bám chặt vào địa vị của mình, vào một truyền thống, thậm chí bám chặt vào những cá nhân nào đó. Thay vì giúp ta tiến bước, những cái đó làm ta tê liệt. Thay vì sự gặp gỡ, chúng tạo ra xung đột”.
Các ngẫu tượng này là những lời dối trá có sức quyến rũ mạnh mẽ. Đó là một con đường rất dễ đi. Sám hối có nghĩa là hoán cải, quay ngược lại: tôi có muốn đổi mới không? Có sẵn sàng từ bỏ những thoả hiệp với thế giới cũ không? Tôi muốn sống tự do hay ở lại trong kiếp nô lệ?
Ăn chay hãm mình không chỉ là làm một vài việc hy sinh, nhưng đó là một hành trình chiến đấu để từ bỏ các ngẫu tượng và được tự do trong tâm hồn.
c. Việc hoán cải chỉ là khởi điểm từ đó chúng ta nhìn thấy và nghe thấy nỗi thống khổ của anh chị em. Thiên Chúa quyết định giải phóng Dân Do Thái khỏi ách nô lệ bên Ai Cập là vì “Ta đã thấy nỗi khốn cùng của dân Ta ở Ai cập; Ta đã nghe tiếng họ kêu than” (Xh 3,7). Cử hành Mùa Chay là để chúng ta mở mắt nhìn ra thực tế cuộc sống. “Tiếng kêu của rất nhiều anh chị em bị áp bức của chúng ta đang thấu tới trời. Ta hãy tự hỏi: chúng ta có nghe thấy tiếng kêu đó không? Nó có quấy rầy ta không? Nó có làm ta động lòng không? Có quá nhiều điều chia cách chúng ta, phủ nhận tình huynh đệ vốn ràng buộc chúng ta ngay từ đầu”.
Các việc bác ái trong Mùa Chay phát xuất từ trái tim động lòng trắc ẩn. Tại môi trường thành phố lớn, mặt nổi là cuộc sống nhộn nhịp và tiêu thụ, mặt chìm còn có biết bao anh chị em đang kêu than vì nỗi thống khổ. Chúng ta đừng để lòng mình vô cảm thờ ơ, đừng an phận tự mãn và đóng kín trong cuộc sống của mình. Như người Samaria nhân hậu, chúng ta hãy dừng lại và chăm sóc các anh chị em đang mang những thương tích của cuộc đời.
d. Mùa Chay cũng là thời gian dừng lại để cầu nguyện, để đón nhận Lời Chúa. Trong sa mạc, dân Do Thái đã nhận được “Mười Lời”, tức là mười điều răn, làm kim chỉ nam cho hành trình tiến tới tự do. Chúng ta dễ để mình bị cuốn hút vào công việc đến nỗi có nguy cơ đánh mất chính mình. Nhưng nếu không biết dừng lại để hồi tâm và lắng nghe Lời Chúa, chúng ta sẽ mất phương hướng và lạc lối. Chúng ta hãy tham dự những buổi tĩnh tâm “để suy nghĩ lại về lối sống của mình, để xem xét sự hiện diện của mình trong xã hội và sự đóng góp của mình cho một xã hội tốt đẹp hơn”. Cách riêng, anh chị em hãy nhìn lại xem mình có gìn giữ thiên nhiên mà Thiên Chúa ban tặng không, có làm ô nhiễm môi trường không.
“Cầu nguyện, bố thí và ăn chay không phải là ba hành vi tách rời nhau, mà là một động thái duy nhất của sự cởi mở và trút rỗng chính mình, trong đó chúng ta tống khứ những ngẫu tượng đè nặng trên mình, những quyến luyến giam hãm mình. Rồi trái tim khô héo và cô lập sẽ hồi sinh. Vì thế, ta hãy chậm lại và tạm dừng! Chiều kích sống chiêm niệm trong Mùa Chay sẽ giải phóng những năng lượng mới. Trước tôn nhan Thiên Chúa, chúng ta trở thành anh chị em, nhạy cảm với nhau hơn: chúng ta khám phá ra những bạn đồng hành, những người cùng bước đi với mình, thay vì là những kẻ thù và những mối đe dọa. Đây là giấc mơ của Thiên Chúa, là miền đất hứa mà chúng ta hướng đến một khi đã bỏ thân phận nô lệ lại phía sau”.
3. Như đã thực hiện từ mấy năm qua, trong Mùa Chay, xin anh chị em tiếp tục đóng góp cho công việc trùng tu Nhà thờ Đức Bà. Chắc chắn anh chị em cũng nôn nóng và mong việc trùng tu sớm hoàn tất. Tuy nhiên, làm việc với một tập đoàn chuyên nghiệp như Monument của Bỉ, chúng ta không thể đốt giai đoạn. Chúng tôi luôn thúc đẩy tiến độ, nhưng chắc chắn công trình trùng tu đòi nhiều thời gian, công sức và chi phí. Xin anh chị em kiên nhẫn và quảng đại cộng tác vào công trình rất khó khăn này. Xin Chúa trả công bội hậu cho anh chị em.
Cầu chúc quí cha và anh chị em mùa Xuân vui tươi, năm mới bình an đầy tràn phúc lành của Chúa, mùa Chay và mùa Phục Sinh sung mãn sức sống thần linh.
Xin anh chị em thương cầu nguyện cho tôi.
Giám mục Tổng Giáo Phận Sài Gòn
Nguồn: tgpsaigon.net (08.02.2024)
Tối cao Pháp viện Tông toà
ĐỨC THÁNH CHA ĐIỀU CHỈNH LUẬT CỦA TOÀ ÁN TÔNG TOÀ
Vatican News
Vatican News (02.03.2024) – Ngày 02/3/2024, Đức Thánh Cha ban hành tự sắc “Munus Tribunalis”, thay đổi về mặt kỹ thuật-từ vựng trong các điều luật chi phối Toà án Tông toà, nhằm giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các hành vi quyền bính hành chính của Giáo hội.
Việc thay đổi này điều chỉnh và hòa hợp luật của Tối cao Pháp viện Tông toà với cuộc cải tổ Giáo triều được thực hiện bởi Tông hiến Praedicate Evangelium. Luật về Tối cao Pháp viện Tông toà được sửa đổi với những thay đổi về từ vựng. Luật này được Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI ban hành vào tháng 6/2008.
Trong phần giới thiệu, Đức Thánh Cha viết: “Khi thực hiện chức năng của Tòa án Tối cao của Giáo hội, Tối cao Pháp viện Tông toà tự đặt mình phục vụ chức vụ mục vụ tối cao của Giáo hoàng Roma và sứ vụ phổ quát của ngài trên thế giới. Bằng cách này, khi giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hành vi quyền bính hành chính của Giáo hội, Tòa án Tối cao đưa ra phán quyết về sự hợp pháp đối với các quyết định do các tổ chức Giáo triều ban hành nhằm phục vụ Người kế vị Thánh Phêrô và Giáo hội hoàn vũ”.
Những thay đổi liên quan đến việc thay thế thuật ngữ: “giáo sĩ” bằng “linh mục”, “Bộ” bằng “Tòa án” và “Tối cao Pháp viện Tông toà”; thay thế cách diễn đạt “do các Bộ của Giáo triều Roma ban hành” bằng “do các Tổ chức Giáo triều ban hành”; thay thế cách diễn đạt “thúc đẩy và phê chuẩn việc thành lập các tòa án liên Giáo phận” bằng “phê chuẩn việc thành lập các tòa án thuộc mọi loại do các Giám mục Giáo phận thành lập”; thay thế thuật ngữ “Bộ” bằng “Tổ chức Giáo triều”.
Nguồn: vaticannews.va/vi
VaticanNews (29.02.2024) – Trong thời gian qua, và trong những tháng tiếp theo, Phong trào Đại kết đã có những sự kiện để chuẩn bị cho năm 2025, Năm Thánh kỷ niệm 1700 năm Công đồng Đại kết đầu tiên.
Năm 2025, các Kitô hữu trên khắp thế giới cử hành Lễ Phục Sinh vào cùng một ngày
Một sự trùng hợp quan phòng, vào năm 2025, Năm Thánh, lễ Phục sinh theo lịch Gregorian và lễ Phục sinh theo lịch Julius diễn ra cùng một ngày. Và như vậy, trong năm cử hành 1700 năm Công đồng Đại kết đầu tiên, Công đồng Nicea, các Kitô hữu trên khắp thế giới sẽ cùng nhau cử hành lễ Phục sinh, như thể Giáo hội chưa bao giờ bị chia rẽ.
Những điều đã đạt được và những nỗ lực cần tiếp tục
Thực tế, trong những năm gần đây, những tiến bộ đạt được trong cuộc đối thoại đại kết, với sự thúc đẩy mang tính quyết định của Công đồng Vatican II, đã đem lại niềm hy vọng về một con đường hiệp nhất ít khó khăn hơn. Như thường lệ, trong Tuần Cầu nguyện cho sự Hiệp nhất các Kitô hữu, Đức Hồng Y Kurt Koch, Tổng trưởng Bộ Cổ võ Hiệp nhất các Kitô hữu đã đưa ra một loạt các bài viết đề cập đến cuộc đối thoại trong tất cả các khía cạnh. Năm vừa qua được coi là một năm có nhiều sự kiện kỷ niệm, và không thiếu những thách đố trước cái nhìn hướng đến kỷ niệm 1700 năm Công đồng Nicea.
Chính nhờ cái ôm giữa Thánh Giáo hoàng Phaolô VI và Thượng phụ Athenagoras tại Giêrusalem vào ngày 07/01/1964, cách đây 60 năm, mà vào ngày 07/12/1965, các đại diện cao nhất của Giáo hội Công giáo và Toà Thượng phụ Constantinople đã gặp nhau ở Nhà thờ của Đức Thượng phụ ở Constantinople, và tại Đền thờ Thánh Phêrô để xoá bỏ các vạ tuyệt thông lẫn nhau của năm 1054, và xoá bỏ vạ tuyệt thông khỏi ký ức và phương tiện của Giáo hội, để không còn là một trở ngại cho việc gần nhau trong tình bác ái.
Đức Hồng Y Koch nhắc lại rằng Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI khi đó là Hồng y và với tư cách của một thần học gia đã bình luận về sự kiện này rằng: “biểu tượng của chia rẽ” đã được thay thế bằng “biểu tượng bác ái”.
Nhưng vị Giáo hoàng tương lai, còn đi xa hơn và trong một lập luận dường như để chuẩn bị cho các cuộc đối thoại về Nicea, đã tự hỏi rằng thực sự có thể nói về sự chia rẽ Giáo hội giữa Đông và Tây, vì ngày tháng của năm 1054 mang tính biểu tượng hơn lịch sử, bởi vì không có một sự ly giáo theo đúng nghĩa giữa Đông và Tây trong Giáo hội.
Nói tóm lại, đó là một quá trình xa cách lịch sử, trong đó các câu hỏi thần học đi vào, nhưng không mang tính quyết định. Tuy nhiên, điều này yêu cầu cuộc đối thoại bác ái phải đi cùng với cuộc đối thoại về sự thật, mà Đức Hồng Y Tổng trưởng nói là việc xây dựng một nền thần học nghiêm túc về những khác biệt thần học vẫn còn là nguồn gốc của sự chia rẽ, nhằm làm cho sự hiệp thông Giáo hội và Thánh Thể có thể đạt được.
Chủ đề lớn là “sự hiểu biết khác nhau về thừa tác vụ của Giám mục Rôma”. Nhưng ngay cả ở đó, chúng ta cũng có thể bắt đầu từ một nền tảng chung, và đó là thực tế rằng ngay từ đầu Roma được coi là ngai toà đầu tiên.
Do đó, một sự phát triển hơn nữa được mong đợi bắt đầu từ các tài liệu về Quyền tối thượng và tính hiệp hành trong thiên niên kỷ thứ hai và thiên niên kỷ thứ nhất, cả hai đều được phát hành bởi Ủy ban Thần học chung Chính thống – Công giáo.
Quan tâm chung về bảo vệ sự sống con người
Hành trình đến Nicea phát triển trên nền tảng của nhiều chủ đề chung. Một trong số đó là việc bảo vệ sự sống con người, cũng là trung tâm tuyên bố chung của Đức Thánh Cha Phanxicô và Thượng phụ Kirill của Giáo hội Chính thống Nga vào năm 2016. Nhưng đó là một chủ đề cũng đề cập đến cuộc đối thoại với người Do Thái, được lồng vào, với một lựa chọn ngôn sứ, như một phần của cuộc đối thoại đại kết chứ không phải là một phần của cuộc đối thoại liên tôn. Bởi vì, cuối cùng, nguồn gốc trực tiếp Kitô giáo từ Do Thái giáo được công nhận.
Trong một bài viết về lĩnh vực đối thoại chung, cha Norbert Hofmann, Tổng Thư ký Ủy ban Toà Thánh về Quan hệ với Do Thái giáo, nhấn mạnh đến cách thức đối giữa người Do Thái và Công giáo, sự sống con người phải “được tôn trọng và bảo vệ dưới mọi hình thức và trong mọi điều kiện. Sự sống con người không được thao túng theo ý muốn con người, bởi vì đơn giản là sự sống không thuộc về con người. Nếu con người chiếm hữu sự sống, cuối cùng con người sẽ đặt mình vào vị trí của Thiên Chúa, vượt quá giới hạn thuộc về mình và tự đặt mình làm thẩm phán của sự sống và cái chết”.
Triển vọng đối thoại với các Giáo hội Chính thống Đông phương
Thay vào đó, cha Hyacinthe Destivelle đã nhìn vào một trong những cuộc đối thoại đại kết hứa hẹn nhất, cuộc đối thoại với các Giáo hội Chính thống Đông phương, bắt đầu từ 20 năm trước. Các Giáo hội Chính thống Đông phương chỉ công nhận ba công đồng đại kết đầu tiên, và do đó được gọi là tiền Công đồng Chalcedonia, nhưng đó là những công đồng gần gũi nhất với Giáo hội Công giáo về mặt thần học. Và thực tế, các cuộc họp, ban đầu được thúc đẩy bởi Tổ chức Pro Oriente chuyên về đại kết và được tổ chức tại Vienne của Áo giữa năm 1971 và 1978, đã đặt nền móng cho cuộc đối thoại này, phác thảo “Công thức Vienne”, hay thỏa thuận Kitô học mà các nhà thần học đạt được trong cuộc tham vấn đầu tiên vào năm 1971, dẫn đến việc vượt qua cuộc tranh cãi nảy sinh xung quanh Công đồng Chalcedonia.
Cha Destivelle nhắc lại rằng “cho đến nay cuộc đối thoại đã thông qua ba tài liệu quan trọng về bản chất Giáo hội, phản ánh sự phong phú của các truyền thống Kitô đại diện trong Ủy ban”. Các tài liệu gồm: Bản chất, thiết lập và sứ vụ của Giáo hội năm 2009; Thực hành hiệp thông trong đời sống Giáo hội sơ khai và những ảnh hưởng của thực hành này đối với việc tìm kiếm sự hiệp thông của chúng ta ngày nay vào năm 2015; và Các bí tích trong đời sống Giáo hội năm 2022.
Cha Destivelle lưu ý về “tài liệu đầu tiên của sự đồng thuận đại kết về bảy bí tích”. Hiện tại, trọng tâm là Thánh Mẫu học, và không thể loại trừ, đối với cử hành Nicea, cũng như một số sự kiện tại Nhà Đức Mẹ ở Epheso, cũng là một trong những đền thánh tham gia cuộc đua marathon Mân Côi chống đại dịch do Đức Thánh Cha Phanxicô khởi xướng vào năm 2021. Ở Epheso, trong số những điều khác, một công đồng vào năm 431 đã định nghĩa đó như là đá tảng của chính thống Kitô giáo.
Đối thoại với các Giáo hội khác
Nhưng cuộc đối thoại đại kết cũng sẽ phát triển như thế nào với các Giáo hội chị em khác? Có một cơ quan – Hội đồng Đại kết các Giáo hội – có trụ sở tại Genève, trong những năm qua đã đón các cuộc viếng thăm của Thánh Phaolô VI và sau đó là Đức Thánh Cha Phanxicô. Hội đồng đại diện cho một phần lớn các hệ phái Kitô trên thế giới, và Giáo hội Công giáo tham gia với tư cách là quan sát viên.
Cha Andrzej Choromanski, phụ trách về các quan hệ với Hội đồng, nhắc lại rằng nhóm đã xuất bản một phúc trình vào năm 2021 về “Các Giáo hội nói gì về Giáo hội? Các kết quả và đề xuất chính cho Giáo hội: Hướng tới một tầm nhìn chung”.
Cha Choromanski lưu ý rằng “phúc trình tiết lộ rằng các phản ứng nói chung là tích cực: thay vì đi theo các hướng khác nhau, các truyền thống Kitô giáo khác nhau đồng ý về tầm nhìn, bản chất và sứ vụ của Giáo hội”. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc phải làm về khái niệm hiệp nhất hữu hình, về sự hiểu biết Giáo hội như sự hiệp thông và ý nghĩa của khái niệm công nhận lẫn nhau, cũng như vai trò của các thừa tác vụ khác nhau trong Giáo hội, cũng bao gồm “việc phong chức linh mục cho phụ nữ, đưa giáo dân vào các cơ cấu và quá trình ra quyết định ở cấp địa phương và phổ quát, khả năng hợp tác chặt chẽ hơn trong sứ vụ và truyền giáo; những kết quả mục vụ của việc công nhận lẫn nhau về phép rửa giữa các cộng đoàn Kitô hữu khác nhau sống trong cùng một lãnh thổ”.
Ở điểm này, cái nhìn được hướng trực tiếp về Đông phương, Trung và Đông Âu. Trả lời cho câu hỏi “Những sáng kiến trong năm hiệp hành là gì?”, Cha Jaromír Zádrapa đặc biệt nhắc đến chuyến viếng thăm Roma của Hội đồng các Giáo hội Ucraina vào năm 2023, và buổi tiếp kiến của Đức Thánh Cha vào ngày 13/02/2023 với một phái đoàn từ Đại học Sulkhan-Saba Orbeliani Tbilisi (Georgia) do Đức cha Giuseppe Pasotto, Giám quản Tông tòa của Kavkaz dẫn đầu, nhằm mục đích “cung cấp giáo huấn hàn lâm dựa trên các nguyên tắc về phẩm giá con người và tự do để phục vụ xã hội tốt hơn. Một số giáo sư và phần lớn sinh viên là Chính thống giáo”.
Do đó, cha Zádrapa nhắc lại chuyến viếng thăm của Đức Hồng Y Koch đến Slovakia từ ngày 28 đến 30/3/2023. Trong năm 2023, Đức Hồng Y Koch đã thực hiện các cuộc viếng thăm đến các vị đứng đầu của Giáo hội Chính thống ở Bulgaria, Áo, Thuỵ Sĩ, Ý, và Malta. Đặc biệt là sự tham gia tại buổi tiếp kiến chung vào ngày 03/5 của Tổng Giám Mục Antonij, Chủ tịch Ban Quan hệ Đối ngoại của Volokolamsk, điều rất quan trọng vào thời điểm khó khăn cho cuộc đối thoại đại kết.
Nhưng chắc chắn sáng kiến thú vị và mới nhất là Diễn đàn về Đối thoại và Hòa bình ở Balkan mang tên “Hòa bình cho bạn, châu Âu! Hoà bình cho bạn, Balkan!”, một cuộc họp được tổ chức bởi Hội đồng Giám mục Slovenia, với sự tham dự của khoảng hai mươi đại diện của các truyền thống và tôn giáo Kitô giáo khác nhau hiện diện trên bán đảo Balkan. Diễn đàn kết thúc với một tuyên bố cuối cùng, có chữ ký của tất cả các nhà lãnh đạo tôn giáo hiện diện, trong đó có Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. Sau đó, vào ngày 28/11, lễ khánh thành tấm bia với bức tranh khảm Mẹ Thiên Chúa Georgia đã diễn ra tại Vườn Vatican.
Nhưng có một sự kiện quan trọng cũng có thể có kết quả trong cuộc đối thoại đại kết và trong các cử hành Nicea, đó là vào ngày 9/5/2022, Tòa Thượng phụ Constantinople đã tái lập sự hiệp thông Thánh Thể với Giáo hội Chính thống Bắc Macedonia; và vào ngày 16/5/2022, Thượng hội đồng Giáo hội Chính thống Serbia tuyên bố vượt qua sự ly giáo giữa Belgrade và Skopje; sau đó, Thượng hội đồng đã công nhận quyền tự trị của chính Giáo hội đó, và vào tháng 6/2023, sự phát triển hội nhập của các giáo phận cũ của Giáo hội Chính thống Serbia trên lãnh thổ Bắc Macedonia cuối cùng đã hoàn thành.
Đây là tất cả các cơ sở sẽ dẫn đến việc cử hành Nicea, vẫn chưa được xác định. Không quên rằng sẽ có một sự kiện tiếp theo, bởi vì Đại hội đồng châu Âu tiếp theo được lên kế hoạch vào năm 2026, trong đó Hiến chương Đại kết, tài liệu đối thoại của các Giáo hội châu Âu, phải được cập nhật.
Nguồn: vaticannews.va/vi
Meeting of Superiors of the Union of Spiritan Circumscriptions of Europe (UCE)

The Meeting of Spiritan Provincial Superiors of the Union of European Circumscriptions (UCE) was held from Monday 22 to Friday 26 January 2024 at the Luther King Centre in Manchester, England. Among the participants were Fr. Marc Botzung (General Assistant in Rome and UCE Correspondent to the General Council), Fr. Innocent Izunwanne (Superior of Germany), Fr. Pedro Fernandes (Superior of Portugal), Fr. Jean-Pascal Lombart (Superior of France), Fr. Marcel Uzoigwe (Superior of the Netherlands and Chairman of the Executive Committee of the UCE), Fr. Martin Kelly (Superior of Ireland), Fr. Eduardo Tchipolo (Superior of Spain), Fr. Guy Nakavoua (Superior of Italy), Fr. Innocent Abagoami (Superior of Switzerland), Fr. Paul Karim (Superior of Croatia), Fr. Marcin Dusinski (Superior of Poland), Fr. Ugo Ikwuka (the host Superior), Fr. Alphée Mpassi (translator), Fr. Arthur-Marie G. Matip and Fr. Solomon Shamee (for secretarial support and logistics).
The Annual General Meeting offers the superiors the opportunity to reflect on their common mission. Thus, reports from the provincials on the state of the congregation in their respective circumscriptions was the first item on the agenda. These reports enable them to inform themselves individually and collectively about the life and mission of the Congregation in the different countries represented, to exchange and share experiences about the challenges they face, the measures that have been taken as well as the vision for the future.
Two presentations were made during the meeting. The first was on the theme “The Spiritan Mission in Europe: Challenges of Diversity in Mission Perspectives,” presented by Marcel Uzoigwe, in which he explored the benefits and challenges of diversity, noting the need to understand the factors that shape our worldviews and play in the background to influence our diverse perspectives on various issues relating to our common life and mission. This presentation provided an opportunity for participants to reflect on such fundamental questions as how the current reality of the diversity of members in our provinces affect the process of reaching a common decision that includes all or most of the different ideas and the principles that guide our management of diversity to ensure that diversity, equity, inclusion, and belonging (DEIB) receives appropriate attention without losing sight of the need for the province to continue to engage with its core challenges (mission, finance, etc.). It also raised questions on how we see the future of the congregation in Europe with regard to diversity and what recommendations can be made to ensure the building of conviviality among its members
The second presentation was by a guest speaker, Fr. Sean McDonagh, an Irish priest who has been working on ecology for more than thirty years. He reflected on “Climate Change and the Church”. Drawing from the current realities of climate change, Pope Francis’ Laudato Si, and other Church documents, he argued that the Church has an important role to play in the preservation of the environment. The presentation was followed by a tour of the Laudato Si Centre (a pet project of the Bishop of Salford), and a courtesy call on the Bishop himself. The centre, which covers a large area of land demonstrating various plants and natural vegetation methods, was founded by Bishop John Arnold, to demonstrate the Church’s ability to protect the environment.
Other projects visited by the participating superiors include “Just Youth” and “Revive” which are both projects of the Spiritans, British Province. Just Youth is involved in youth and school chaplaincy ministries, and Revive is a social care agency that supports immigrants, asylum seekers, and other social categories. Both projects attracted the attention of superiors due to the quality of the services offered and the testimonials of the people they met on-site. It also provided the opportunity to see with our own eyes the reality that the brothers experienced in these environments. On behalf of the superiors, Father Marcel thanked the staff for their valuable insights and the work they had done for the congregation.
The business part of the meeting included reflections on the reports of the various committees like the JPIC, Confreres on Mission Appointment, Youth and Vocation, Formation, Finance, CESS, and Kibanda.
Fr. Marcel Uzoigwe, CSSp
– ĐẠI DIỆN TÒA THÁNH THƯỜNG TRÚ ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM
và Truyền thông Hội đồng Giám mục Việt Nam
The first Resident Pontifical Representative in Vietnam
Hanoi, February 2024
(Transcribed and translated by Tâm Bùi,
edited by Fr. Joseph Vũ)
1. Your Excellency! Thank you for being here with us. We are so happy to have this interview with you. The first interview that you are in the new chapter. On December 23, 2023, the Holy Father appointed you as the first Resident Pontifical Representative in Vietnam. Could you share with us your feelings about this appointment?Trọng kính Đức cha! Cảm ơn Đức cha đã hiện diện nơi đây với chúng con. Chúng con rất vui khi được phỏng vấn đức cha. Vào ngày 23.12.2023, Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm đức cha làm Đại diện Tòa Thánh thường trú đầu tiên tại Việt Nam. Đức cha có thể chia sẻ với chúng con cảm nhận của cha về bổ nhiệm này được không?
ĐTGM Marek Zalewski: First of all, thank you for this interview. I would like to greet all Catholic bishops, priests, religious men and women, and all Catholic communities in Vietnam. You asked me about the feeling. First, the feeling I had was joy, joy to be appointed as residence papal representative in Vietnam. As you know, in the last 5 years, I have been traveling from Singapore to Vietnam. Now I have in Hanoi my residence, my office. This gives me not only joy but also hope for a better future for my office here for working with Catholic bishops for the good of the church in Vietnam.
Trước hết, cảm ơn cha phỏng vấn. Tôi xin chào quý đức cha, quý cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể cộng đoàn Dân Chúa tại Việt Nam. Cha hỏi tôi về cảm nhận. Đầu tiên, cảm giác của tôi là niềm vui, niềm vui được bổ nhiệm làm Đại diện Tòa Thánh thường trú tại Việt Nam. Như cha đã biết, trong 5 năm qua, tôi di chuyển qua lại từ Singapore và Việt Nam. Bây giờ tôi có chỗ ở, văn phòng tại Hà Nội. Điều này mang lại cho tôi không chỉ niềm vui mà còn hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn cho văn phòng của tôi ở đây để làm việc với Hội đồng Giám mục vì lợi ích của Giáo hội tại Việt Nam.
2. Since this is the first time the Holy See has a Resident Pontifical Representative in Vietnam, could you explain the role of the Resident Pontifical Representative and its distinction between other diplomatic roles as Apostolic Delegate and Apostolic Nuncio?
Vì đây là lần đầu tiên Tòa Thánh có Đại diện thường trú tại Việt Nam, Đức cha có thể giải thích vai trò của Đại diện Tòa Thánh thường trú và sự khác biệt giữa các vai trò ngoại giao khác như Đại diện Tòa thánh và Sứ thần Tòa thánh không?
ĐTGM Marek Zalewski: With pleasure, it’s a relatively easy distinction because the diplomatic world all ambassadors, counselors and international law make practically three distinctions concerning the life of diplomacy. When two countries have full diplomatic relations. We call envoy ambassador or apostolic nuncio. If a nuncio is residing in a country is called Resident Apostolic Nuncio. If it is covered only a country from another country called not Resident Apostolic Nuncio. In my case in Vietnam, I am called resident pontifical representative because there is no diplomatic relation between the government of Vietnam and the Holy See. This is the reason I am here, not as a Diplomat without immunities and privileges. But my office permanent office in Hanoi so practically I work and I am considered as Apostolic Nuncio. Apostolic delegates instead are the Pope’s Representatives that can visit any country any time but they don’t have resident and they don’t have permanent office in that countries.
Vâng, rất vui lòng, điều này rất dễ phân biệt bởi vì trong giới ngoại giao, các đại sứ, tham tán và công ước quốc tế đều đưa ra ba điểm khác biệt trong ngành ngoại giao. Khi hai nước có quan hệ ngoại giao toàn diện. Chúng tôi gọi là đại sứ hoặc sứ thần Tòa Thánh. Nếu một sứ thần đang cư trú tại một quốc gia thì được gọi là Sứ thần Tòa Thánh thường trú. Nếu sứ thần chỉ coi sóc một quốc gia từ một quốc gia khác được gọi là Sứ thần Tòa thánh không thường trú. Trong trường hợp của tôi ở Việt Nam, tôi được gọi là Đại diện Tòa Thánh thường trú vì Chính phủ Việt Nam và Tòa Thánh vẫn chưa có quan hệ ngoại giao chính thức. Đây là lý do tôi ở đây, không phải tư cách là nhà ngoại giao với quyền miễn trừ và đặc quyền ngoại giao. Nhưng văn phòng của tôi thường trú tại Hà Nội nên thực tế tôi làm việc và được coi là Sứ thần Tòa Thánh. Thay vào đó, các Đại diện Tông tòa là đại diện của Giáo hoàng có thể đến thăm bất kỳ quốc gia nào vào bất kỳ lúc nào nhưng không được cư trú và không có văn phòng thường trú tại quốc gia đó.
3. How would your appointment impact the relationship between Vietnam and the Vatican, and how would it affect the Church in Vietnam?
Việc bổ nhiệm của Đức cha sẽ tác động đến mối quan hệ giữa Việt Nam và Vatican như thế nào, và cả đối với Giáo hội tại Việt Nam?
ĐTGM Marek Zalewski: I think that my appointment can only improve these relations which are already good because maybe you remember we started almost 12 years ago to have frequent contact. In 2010, I was established to join a working group between the Holy See and the government of Vietnam. Then, the first non-resident representative was appointed monsignor Leopoldo Girelli in 2011 and I am his successor. I came to Singapore in 2018 with the title also as not resident representative for Vietnam. Now my title change, improved let’s say like this. I can stay, I can have my office in Hanoi. So the relations will be even stronger better and more trustworthy for the church, for the government. Here I have to say my gratitude, express my gratitude to the government of Vietnam. Because of their openness and tolerance, we achieved this level that even 10 years ago was impossible. Even to think that the Holy Father, the Vatican, will have a permanent office in Hanoi. I’m grateful also to Vietnamese Bishops for their collaboration, understanding, helping they offer to me. Because the office is new, I have to organize many things. But with the help of God, help of bishops and acceptance help of the government I think everything is possible.
Tôi nghĩ rằng việc bổ nhiệm của tôi chỉ có thể cải thiện những mối quan hệ vốn đã tốt đẹp này vì có lẽ cha còn nhớ chúng ta đã bắt đầu liên lạc thường xuyên cách đây gần 12 năm. Năm 2010, tôi được bổ nhiệm để tham gia nhóm làm việc giữa Tòa Thánh và Chính phủ Việt Nam. Sau đó, Đại diện không thường trú đầu tiên được bổ nhiệm là Đức cha Leopoldo Girelli vào năm 2011 và tôi là người kế vị ngài. Tôi đến Singapore vào năm 2018 với tư cách cũng là Đại diện không thường trú của Việt Nam. Bây giờ chức vụ của tôi đã thay đổi, hay nói cách khác là được cải thiện. Tôi có thể ở lại, tôi có thể có văn phòng ở Hà Nội. Vì vậy, các mối quan hệ sẽ càng vững mạnh hơn, tốt đẹp hơn và đáng tin hơn đối với Giáo hội, đối với Chính hủ. Ở đây tôi phải nói lời cảm ơn, cảm ơn Chính phủ Việt Nam. Nhờ sự cởi mở và đón nhận của họ, chúng ta đã đạt được mức quan hệ mà ngay cả 10 năm trước cũng không thể có được. Hay thậm chí là nghĩ đến việc Đức Giáo hoàng, Tòa Thánh sẽ có văn phòng thường trực tại Hà Nội. Tôi cũng biết ơn Hội đồng Giám mục Việt Nam vì sự cộng tác, hiểu biết và giúp đỡ của quý đức cha dành cho tôi. Vì văn phòng mới nên tôi phải sắp xếp nhiều thứ. Nhưng với ơn trợ giúp của Chúa, sự giúp đỡ của Hội đồng Giám mục và sự hỗ trợ của Chính phủ, tôi nghĩ mọi thứ đều có thể thực hiện được.
4. Since September 2018, you have made many pastoral visits in Vietnam, what do you think about the life of faith of the faithful in Vietnam?
Kể từ tháng 9.2018, Đức cha đã thực hiện nhiều chuyến thăm mục vụ tại Việt Nam. Vậy Đức cha có suy nghĩ gì về đời sống đức tin của các tín hữu tại Việt Nam?
ĐTGM Marek Zalewski: Yes, thank you for this question. It is very important for the life of the church. I have been 36 times in Vietnam in this last 5 years, excluded the two years of Covid because during the covid time I didn’t travel. Which is a good record I think I have visited almost all diocese and my impression was always positive about the church in Vietnam. The church is young, enthusiastic, faithful to the Gospel. And I hope the Catholics will remain, will follow this line, will follow Jesus Christ, his Commandments. Although they will be tempted by many other proposals, social media, and false promises. But I think we should remember that the true way is the way that Jesus Christ shows us.
Vâng, cảm ơn cha vì câu hỏi này. Điều này rất quan trọng đối với đời sống của Hội Thánh. Tôi đã đến Việt Nam 36 lần trong 5 năm qua, không tính 2 năm Covid vì trong thời gian Covid tôi không thể di chuyển. Đó là một thành quả tốt, tôi nghĩ rằng tôi đã đến thăm hầu hết các giáo phận và ấn tượng của tôi luôn tích cực về Giáo hội tại Việt Nam. Một Hội Thánh trẻ trung, nhiệt thành và trung tín với Tin Mừng. Và tôi hy vọng người Công Giáo sẽ tiếp tục, sẽ đi theo đường lối này, sẽ bước theo Chúa Giêsu Kitô, và giữ các Điều Răn của Ngài. Mặc dù họ sẽ bị cám dỗ bởi nhiều thứ khác, bởi mạng xã hội và những lời hứa hão huyền. Nhưng tôi nghĩ chúng ta nên nhớ rằng con đường thật là con đường mà Chúa Giêsu Kitô chỉ cho chúng ta.
5. What is your hope for the diplomatic between Vietnam and the Holy See?
Đức cha hy vọng điều gì vào mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Tòa Thánh?
ĐTGM Marek Zalewski: Diplomacy between the Holy See and Vietnam has changed also in recent years. From the time when was practically impossible to have formal contacts between the government of Vietnam and the Holy See. Now we have permanent residence of the pope’s representative in Vietnam. So it’s a huge historical achievement. But this was possible because we are committed to be tolerant, to understand each other, to be good citizens and good Catholics. This is possible with goodwill. We should follow the Gospel. We should announce, we should be missionaries in our own country. But at the same time we have to try also to respect the civil law and be a good citizens. So this relations has have improved. And in the future I hope will improve even better. My hope, not only my personal hope but also the Holy See’s hope, is that one day we could have full diplomatic relations with Vietnam. This will be great achievement and will be good news for everyone.
Chính sách ngoại giao giữa Tòa Thánh và Việt Nam cũng đã thay đổi trong những năm gần đây. Từ lúc thực tế không thể có được những liên lạc chính thức giữa Chính phủ Việt Nam và Tòa Thánh. Đến giờ đây chúng ta có nơi thường trú của Đại diện Tòa Thánh tại Việt Nam. Vì vậy, đó là một thành tựu lịch sử to lớn. Nhưng điều này có thể thực hiện được vì chúng ta cam kết sẽ cảm thông, thấu hiểu, trở thành những công dân tốt và những người Công Giáo tốt. Điều này có thể thực hiện được bằng thiện chí. Chúng ta nên bước theo Tin Mừng, nên rao truyền, nên là những nhà truyền giáo trên đất nước của mình. Nhưng đồng thời chúng ta cũng phải cố gắng tôn trọng luật pháp và trở thành một công dân tốt. Vì vậy, mối quan hệ này đã được cải thiện. Và trong tương lai tôi hy vọng sẽ còn cải thiện tốt hơn nữa. Niềm hy vọng của tôi, không chỉ hy vọng của cá nhân tôi mà còn là hy vọng của Tòa Thánh, là một ngày nào đó chúng ta có thể có quan hệ ngoại giao toàn diện với Việt Nam. Đây sẽ là một thành quả tuyệt vời và sẽ là một tin vui cho mọi người.
6. Do you have any message for the faithful in Vietnam?
Đức cha có điều gì nhắn gửi đến các tín hữu Việt Nam không?
ĐTGM Marek Zalewski: Yes, I have one. First of all, I would like to express my gratitude I have mentioned at the beginning of this interview that I am very grateful to the government, to the Catholic Bishops’ Conference, to all Catholics in Vietnam. Because each time you receive me with great, joy, satisfaction and respect. I am representing the Holy Father in your country and really the Catholics here receive me and treat me as was the pope. So this give me great pleasure. My message is simple: try to be good Catholics, faithful to the gospel of Jesus Christ, joyful because when we are joyful, the people will follow us. And very important that we express our faith in concrete deeds, in charitable job, in respect for others not only with words. At the end I would like to wish to all of you a happy and blessed Lunar New Year to your families, to all Catholics communities, to the Catholic Bishops. May Almighty God bless you and bless our country Vietnam.
Vâng, tôi muốn nói một điều. Trước hết, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn mà tôi đã đề cập ở đầu cuộc phỏng vấn này rằng tôi cảm ơn Chính phủ, Hội đồng Giám mục Việt Nam, tất cả cộng đoàn Dân Chúa tại Việt Nam. Bởi vì mỗi lần tôi được đón tiếp với niềm hân hoan, hài lòng và kính mến nồng nhiệt. Tôi đại diện cho Đức Thánh Cha ở đất nước này và thực tế các tín hữu ở đây đã đón tiếp tôi và chăm sóc tôi như Đức Giáo hoàng. Vì thế, điều này mang lại cho tôi niềm vui lớn. Thông điệp của tôi rất đơn giản: hãy cố gắng trở thành người Công Giáo tốt, trung thành với Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô. Hãy hân hoan vì khi chúng ta hân hoan thì mọi người sẽ theo chúng ta. Và điều quan trọng là chúng ta thể hiện niềm tin của mình bằng những việc làm cụ thể, trong công việc bác ái, trong sự tôn trọng người khác chứ không chỉ bằng lời nói. Cuối cùng, tôi xin chúc tất cả mọi người một Tết Nguyên đán vui tươi và ân phúc đến với gia đình quý vị, đến tất cả các cộng đoàn Dân Chúa, tới Hội đồng Giám mục. Xin Thiên Chúa toàn năng ban phúc lành cho quý vị và chúc lành cho đất nước Việt Nam chúng ta.
(Cập nhật lúc 09g25 ngày 09.02.2024)
Nguồn: hdgmvietnam.com
Thời gian trôi nhanh thật, mới đó mà tôi đã đặt chân đến nước Anh hơn một năm. Giờ đây tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành với Chúa vì những ơn lành mà Ngài đã ban cho tôi trong hành trình ơn gọi của mình. Quả thật tôi đã trải qua một năm mục vụ của mình với nhiều những trải nghiệm ý nghĩa.

Văn phòng Revive nhận giả thưởng từ Hội đồng Thành Phố Salford
Tôi sống trong cộng đoàn gồm bốn Linh mục phục vụ ba Giáo xứ, ba Trường Tiểu học và điều hành một trung tâm hỗ trợ cho người tị nạn và người xin tị nạn mang tên Revive.
Revive có hai văn phòng ở Manchester và một ở Salford. Nhóm của chúng tôi gồm ba Linh mục, sáu nhân viên, mười lăm tình nguyện viên, năm phiên dịch viên và tôi. Tôi làm việc tại Revive từ thứ Hai đến thứ Năm, từ 9:00 sáng đến 4:30 chiều. Vào cuối tuần, tôi mục vụ giáo xứ.
Revive tổ chức rất nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ người tị nạn và người xin tị nạn. Mỗi thứ Hai, chúng tôi tổ chức lớp học may cho những phụ nữ tị nạn. Chúng tôi cũng cung cấp thực phẩm cho người tị nạn và người vô gia cư vào ngày này. Mỗi thứ Ba, chúng tôi có buổi tiếp nhận và hỗ trợ họ trong việc làm giấy tờ liên quan đến di trú, bao gồm gia hạn visa, xin giấy tờ du lịch và thủ tục xin đoàn tụ gia đình. Chúng tôi cũng cung cấp bữa trưa cho họ vào thứ Ba và thứ Tư. Vào mỗi thứ Tư, chúng tôi có buổi tiếp nhận và tư vấn ở Salford cho Công tác Xã hội, như Vấn đề Nhà ở và Phúc lợi. Vào lúc 1:30 chiều, chúng tôi có khóa học tiếng Anh (ESOL) dành cho những người mới đến nước Anh. Vào mỗi thứ Năm lúc 2:00 chiều, chúng tôi dành thời gian cho việc làm vườn và trồng rau, củ. Ngoài ra tôi cũng làm việc tại quầy lễ tân như trả lời điện thoại, quản lý email, nhập dữ liệu và tiếp khách.

Vườn rau của Revive
Tôi đã được lắng nghe rất nhiều câu chuyện cảm động và sâu sắc của họ sau một năm làm việc tại Revive. Mỗi người mỗi cảnh, trở ngại khác nhau, nhưng trong họ điều có một điểm chung là luôn đong đầy sự hy vọng vào một tương lai tươi sáng. Họ đa phần đến từ những vùng chiến tranh như Sudan, Afghanistan, Iraq và Syria. Họ sẵn sàng mạo hiểm cả tính mạng, vượt biên giới bằng những chiếc thuyền nhỏ để đến nước Anh, tìm kiếm sự tự do. Tôi cảm thấy mình thật may mắn khi có cơ hội giúp đỡ họ trong việc vượt qua khó khăn lúc hiện tại và hướng đến một tương lai tươi sáng hơn.
Trong việc mục vụ Giáo xứ, tôi phụ trách phòng Thánh, giúp lễ và trao Mình Thánh Chúa. Ngoài ra, tôi còn có chương trình thăm viếng các cụ già neo đơn trong giáo xứ mỗi thứ Ba hằng tuần vào lúc 5 giờ chiều.
Sống xa quê hương đôi khi tôi cũng cảm thấy nhớ nhà. Cuộc sống ở nước ngoài đầy dẫy những thách đố do sự khác biệt về văn hóa, khí hậu và ẩm thực. Tuy nhiên, trên tất cả, tôi luôn cảm nhận sự đồng hành của Chúa và sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.
Cuối cùng, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các Cha, các anh em trong dòng Chúa Thánh Thần, các ân nhân và thân nhân đã cầu nguyện tôi. Mặc dù con đường phía trước đầy chông gai, thử thách nhưng tôi tin chắc rằng, nhờ lời cầu nguyện của mọi người và với ơn lành của Chúa, tôi sẽ có thật nhiều sức mạnh để vượt qua tất cả.
Br. Francis Sơn